LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG WEBSITE VÀ TỐI ƯU WEBSITE MỘT CÁCH HOÀN HẢO?
Nếu bạn đang làm SEO bạn có thể nghe được câu hỏi này rất nhiều lần. Đáng tiếc là hiện tại vẫn chưa có câu trả lời thích đáng cho câu hỏi này. Tuy nhiên với những trải nghiệm và thực hành trên thực tế nhiều mà chúng ta có thể đúc kết và rút ra những kinh nghiệm đáng quý và dần dần tháo gỡ cũng như tiến gần hơn với câu hỏi trên. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những tiêu chí tốt nhất để tối ưu trang web, tối ưu từ khóa nhằm đạt tới mục tiêu “hoàn hảo” hoặc chí ít cũng gần đạt tới mức độ hoàn hảo. Một trong số những tiêu chí này được tổng hợp bởi các tài liệu chuẩn seo cùng với các nghiên cứu được đối chiếu cộng với sự thử nghiệm rộng rãi trên các dự án SEO chứ không hẳn được viết ra từ cảm xúc kinh nghiệm đơn thuần như các bài viết khác.
Giống như kiến thức tổng hợp về SEO tôi luôn khuyến khích bạn nên thử nghiệm và chọn lọc nhiều các phương pháp khác nhau để có được chiến lược SEO hiệu quả nhất cho riêng mình mặc dù có thể áp dụng kiến thức của bài viết này bạn có thể bắt đầu chiến thuật SEO hiệu quả. Bây giờ chúng ta bắt đầu khám phá nhé.
THẺ HEAD HTML
Title (Tiêu đề): là phần quan trọng nhất của các yếu tố từ khóa trên trang, tiêu đề trang tốt nhất nên sử dụng các thuật ngữ, từ khóa/cụm từ là từ đầu tiên . Trong các nghiên cứu dữ liệu so sánh mà chúng tôi có được, hãy xem đồ thị dưới đây:

w11

Rõ ràng là bằng cách sử dụng thuật ngữ từ khóa/cụm từ nằm ở vị trí đầu tiên trong tiêu đề trang có mối tương quan cao nhất với thứ hạng cao, và vị trí tiếp theo tương quan gần như hoàn hảo với thứ hạng thấp.
Meta miêu tả: mặc dù không đóng vai trò quan trọng trong việc “xếp thứ hạng” tuy nhiên meta description đóng vai trò quan trong đối với các công cụ tìm kiếm vì công cụ tìm kiếm này sẽ bôi đậm các từ khóa, cụm từ trong phần miêu tả khi nó phù hợp với truy vấn tìm kiếm. Sử dụng các từ khóa 1 cách thông minh kèm theo những miêu tả hấp dẫn sẽ thu hút người tìm kiếm muốn click từ đó sẽ tăng lượng truy cập tới website của bạn
Meta keyword: Yahoo! Được cho là công cụ tìm kiếm khá độc đáo trong việc ghi lại và sử dụng các thẻ meta keyword để phát hiện, mặc dù không thuộc lĩnh vực kỹ thuật dành cho bảng xếp hạng. Trước đây, các máy tìm kiếm đều lấy thông tin nội dung trong thẻ này để phân loại website đó trong cơ sở dữ liệu. Giúp xuất kết quả tìm kiếm phù hợp khi có các yêu cầu tìm kiếm của người dùng. Tuy nhiên, với bộ Bing của Microsoft được thiết lập trên Yahoo! bạn không nên sử dụng thẻ này nữa.
Meta Robots: mặc dù không cần thiết, nhưng bạn phải kiểm tra lại cho chắc chắn liệu thẻ Meta Robots đã ngăn không cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu mà đang cấm không nhé.
Rel=”Canonical”: một trang web càng lớn càng phức tạp đối với các tổ chức doanh nghiệp làm việc, trao đổi chia sẻ dữ liệu trên website thì càng quan trọng hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên thêm một rel canonical tag vào URL bị trùng lặp để ngăn chặn bất kỳ bản sao chép hay bản trùng lặp nội dung với website bạn
Các thẻ meta khác: các thẻ meta giống như các cung cấp do DCMI hay FGDC nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng hiện tại nó không cung cấp lợi ích cho SEO dành cho các công cụ chính do đó chúng ta không cần thêm chúng bởi nó không cần thiết mà thêm tốn thời gian tải về
URL
Độ dài: URL càng ngắn càng tốt và nó nên được viết ở dạng tĩnh như vậy cơ hội cho các bài viết xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm là rất cao và nó có nhiều khả năng được sao chép, chia sẻ và link đến các trang web khác.
Vị trí từ khóa: Nếu từ khóa tìm kiếm gần giống với tên domain của bạn thì rất tốt. Bạn nên tối ưu đường dẫn trong trang con của bạn như sau sẽ tốt hơn: site.com/bai-viet nhanh lên hơn so với site.com /ten-chuyen-muc/ten-chuyen-muc-con/bai-viet và là phương pháp đề nghị tối ưu hóa nhất
Tên miền phụ so với page: Đây là một trong những khái niệm cơ bản mà mỗi webmaster, SEOER cần phải nắm rõ trong quá trình phát triển Web. Nó là nhân tố quyết định đến thứ hạng trang rất lớn nếu bạn biết và áp dụng thực tế đúng. Với các yếu tố khác nhau như Sub-Domain, Domain, Folder/Path, Page là các yếu tố có thể chứa từ khóa. Nó không phải là bắt buộc phải có các từ khóa nhưng nếu có thể đặt tên thư mục và các trang với các từ khóa thì việc thu thập dữ liệu của các công cụ tìm kiếm sẽ dể dàng hơn, index nhanh hơn và quay lại các trang cho các từ khóa thích hợp.
Phân cách từ ngữ: Dấu gạch ngang vẫn là vua của dải phân cách từ khóa trong các URL. Google xem xét dấu gạch ngang được phân cách từ nhưng chưa được lập trình chương trình tìm kiếm của họ để xem xét dấu gạch dưới như phân cách từ. chúng tôi khuyên bạn sử dụng dấu gạch ngang trong cấu trúc URL của bạn hoặc không phân cách ở tất cả các từ. Chú ý: Điều này không nên áp dụng cho các tên miền gốc, nếu bạn đang có một URL chưa dấu gạch dưới tốt nhất là bạn cứ để yên chúng đừng thay đổi chúng (ví dụ: thietkewebnk.com tốt hơn so với thiet-ke-web-nk.com)
THẺ TAG PHẦN THÂN
Số lần lặp từ khoá: Không có xác định cụ thể nào về số lần sử dụng một thuật ngữ, từ khóa, cụm từ trên trang một cách chính xác. Bạn nên tối ưu nhưng dựa trên quy tắc này “2-3X trên trang ngắn, 4 -6X cho những trang dài và không nhiều hơn trong trường hợp là bản sao chép. Bạn nên bố trí từ khóa tự nhiên nhất để người đọc không có cảm giác bị vướng mắt, phân bổ từ khóa đều trong trang để không có cảm giác nhồi nhét từ khóa và nên viết 1 cách tự nhiên nhất.
Mật độ từ khoá: Thành phần thuật toán về mật độ từ khóa đầy đủ chỉ là chuyện tưởng tượng của các SEOER. Trên thực tế mật độ từ khóa chưa bao giờ có công thức cụ thể nào cả. Theo ý kiến của nhiều SEO expert trên thế giới mật độ từ khóa thông thường khoảng 1-3% và tốt nhất là dưới 5%.
Các biến thể sử dụng từ khóa: Trong thời gian qua các biến thể từ khóa được xem như có ảnh hưởng đến thứ hạng công cụ tìm kiếm (mặc dù chưa bao giờ nó được nghiên cứu sâu và mang tính thuyết phục), các ý kiến cho rằng việc sử dụng đa dạng từ khóa trong một trang có thể giúp tối ưu hóa nội dung và tối ưu hóa pages tuy nhiên nỗ lực này chỉ mang lại giá trị nhỏ. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng ít nhất một hoặc hai biến thể của một từ khóa sau đó phân chia các cụm từ khóa tiềm năng và sử dụng chúng trong phần nội dung nó mang lại hiệu quả rất tốt.
Tiêu đề H1: Các thẻ H1 từ lâu đã được cho là có vai trò quan trọng trong tối ưu hóa on-page. Tuy nhiên gần đây đối chiếu dữ liệu với các nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy trên thực tế nó có mối tương quan rất thấp. Chúng tôi khuyên bạn sử dụng hợp lý thẻ H1 như tiêu đề của trang tốt hơn là chèn từ khóa vào thẻ này.
H2/H3/H4/Hx: Thậm chí các thẻ này còn có quan trọng ít hơn thẻ H1, các bạn chỉ nên sử dụng thẻ này khi cần thiết. Các thẻ này xuất hiện trên trang hiệu quả của nó mang lại ít hoặc gần như không mang lợi ích gì cho SEO.
Thuộc tính Alt: Phải thốt lên rằng thật đáng ngạc nhiên là các thuộc tính alt từ lâu nay vẫn được xem là ít mang lại hiệu quả trong SEO nhưng điều chứng minh trên thực tế thì lại ngược lại. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì thẻ Alt có tác dụng rất mạnh giúp cho việc tăng thứ hạng của website. Vì vậy, bạn nên sử dụng thẻ Alt trên trang để SEO cho từ khóa mục tiêu của mình chứ không hẳn chỉ chú trọng SEO thuộc tính Alt cho hình ảnh.
Tên file ảnh: Một trong các cách tìm kiếm của người dùng là tìm kiếm hình ảnh thay vì tìm kiếm nội dung vì vậy tên của file ảnh rất có giá trị trong việc tìm kiếm web tự nhiên. Bạn nên tối ưu hình ảnh bằng cách sử dụng tên ảnh là từ khóa sẽ tốt cho SEO rất nhiều.
Chữ đậm: Văn bản được bôi đậm sẽ được các công cụ tìm kiếm chú ý hơn vậy bạn nên sử dụng từ khóa bôi đậm bằng thẻ Bold / Strong sẽ có cơ hội xếp hạng cao hơn mặc dù nó đóng góp 1 phần nhỏ trong việc làm SEO của chúng ta. Bạn nên bôi đậm từ khóa trong bài viết của mình ít nhất 1 lần
In nghiêng / Gạch chân: Đáng ngạc nhiên, các văn bản được sử dụng thẻ in nghiêng, gạch chân mang lại hiệu quả trong SEO tôt hơn chút so với thẻ bôi đậm. Do đó, bạn nên chú ý sử dụng thẻ in nghiêng và gạch chân này dành cho từ khóa mục tiêu, cụm từ trong bài viết của mình.
Internal Link Anchors: Chưa có 1 thử nghiệm nào được chọn và cho thấy internal anchors đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới thứ hạng của website.
Comments HTML: Cũng giống như Internal Link Anchors cũng chưa có thống kê nào nói rằng comment có tác dụng trong việc cải thiện thứ hạng của website trên bảng xếp hạng. Dường như các công cụ tìm kiếm sẽ bỏ qua phần văn bản trong comment bạn chỉ nên tận dụng comment nhằm giúp hỗ trợ miêu tả nội dung bên lề của trang web những điều bạn muốn truyền tải tới người đọc nhằm giữ cho bài viết luôn có giá trị.
LIÊN KẾT NỘI BỘ VÀ KIẾN TRÚC TRANG WEB
Click chuột :số lần nhấp chuột lên URL trang web của bạn từ trang kết quả tìm kiếm của Google sẽ mang lại tác dụng rất tốt trong việc tăng thứ hạng của website bạn. Để được nhấp chuột nhiều từ các trang con trong website đòi hỏi bạn phải tối ưu từ khóa tốt bên cạnh đó bạn cần chú trọng trong việc thiết kế xây dựng website sao cho thân thiện với người dùng. Từ đó họ sẽ ở lại website của bạn lâu hơn nhấp chuột tìm hiểu sâu hơn các trang bên trong. Điều này mang lại ý nghĩa rất to lớn làm tăng độ uy tín của website chứng tỏ công việc tối ưu từ khóa của bạn rất tốt
Số lượng – Tỷ lệ liên kết nội bộ: Liên kết nội bộ được xây dựng trên cùng 1 trang để liên kết các bài viết lại với nhau 1 cách chặt chẽ. Càng nhiều trang được liên kết thì hiệu quả cao hơn và giúp tăng thứ hạng trên các trang SERP.
Liên kết trong nội dung so với hướng dẫn thường trực: Hẳn như ai cũng biết về trang Wikipedia việc sử dụng liên kết đến các trang trong giống như phong cách sử dụng của Wikipedia (liên kết trong phần nội dung của mỗi bài) mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, đừng quên là Google chỉ đếm liên kết đầu tiên đến một trang mà nó nhìn thấy trong HTML.
Vị trí đường link trong Sidebars & Footers: Theo kinh nghiệm của các chuyên gia SEO cho thấy Google sẽ cắt giảm những liên kết được đặt ở footer vì vậy các link nên đặt ở phần thân của website hoặc ở vị trí càng cao càng tốt. Với định hướng SEO dài hạn bạn có thể chấp nhận chịu chi phí trả tiền để đặt link ở vị trí cao nhất có thể nhằm phục vụ cho mục đích SEO của mình
CẤU TRÚC TRANG
Vị trí từ khóa: Các từ khóa quan trọng tốt nhất nên xuất hiện ngay trong bài viết nằm trong khoảng từ 50-100 từ đầu tiên (hoặc sớm hơn càng tốt). Các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên cho các trang có sử dụng các từ khóa xuất hiện ngay ở đầu bài viết vậy bạn nên chèn từ khóa trong khoảng 50-100 ký tự đầu là tốt nhất.
Cơ cấu nội dung: Giống như chúng ta viết văn 1 bài viết thường có phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong SEO cũng giống như vậy mặc dù không tìm thấy dữ liệu nào chứng minh về cơ cấu nội dung như vậy sẽ giúp tăng thứ hạng website. Nhưng tốt nhất bạn nên trình bày bài viết của mình 1 cách mạch lạc, quy củ theo tuần tự sẽ tốt cho nội dung để khách ghé thăm sẽ nán lại lâu hơn vì thấy trang của bạn hữu ích
TẠI SAO CHÚNG TA LUÔN KHÔNG TUÂN THEO NHỮNG LUẬT LỆ?
Câu trả lời là tương đối dễ dàng. Một sự thật là trong quá trình tạo ra nội dung website tốt, chúng ta thỉnh thoảng thường quên, không để ý đến hoặc đôi khi cố tình không tuân theo các quy tắc tốt nhất đã được đặt ở trên. Việc tối ưu hóa on-page rất quan trọng nhưng đó chỉ là môt phần nhỏ trong phần chinh phục bảng xếp hạng của Google.

w12

Làm thế nào có thể tối ưu on-page, từ khóa để có được website tối ưu tốt nhất đúng theo tiêu chuẩn SEO để đạt được tham vọng tăng thứ hạng của mình. Theo ý kiến của tôi bạn nên tuân theo quy luật 80/20 rất chặt chẽ sẽ mang lại lợi ích rất tốt. Nếu bạn nắm được 20% của những phần quan trọng nhất bao gồm thẻ title, URL, internal links từ danh sách trên một cách chính xác, bạn sẽ có được 80% (thậm chí là hơn) thành công trong công thức tối ưu on-page.
PHƯƠNG PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ ĐẠT HẠNG 1
Thật kì lạ, mặc dù không hoàn toàn ngạc nhiên lắm với quan điểm của các nhà làm SEO chuyên nghiệp khi cho rằng tối ưu hóa on-page không nhất thiết phải xếp hạng đầu tiên trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Trên thực tế quá trình để đạt được vị trí đầu tiên sẽ bao gồm các yếu tố như:
1. Khả năng tiếp cận: Nếu nội dung không thể nhìn thấy hoặc khả năng truy cập nội dung thấp hoặc có thể nó không index được chính vì thế mà trang web của bạn không có trong bảng xếp hạng vì vậy có thể nói khả năng thu thập dữ liệu là phần quan trọng nhất trong các yếu tố này.
2. Nội dung: Bạn cần phải có những tài liệu xây dựng nội dung hấp dẫn, chất lượng cao, điều này không chỉ thu hút sự quan tâm của người đọc mà còn buộc người xem chia sẻ thông tin. Sức mạnh của nội dung có thể là yếu tố quan trọng nhất, giá trị nhất trong phương trình xếp hạng vì nó sẽ nhân rộng các liên kết của bạn cao nhất (do những người ghé thăm thấy link hay chia sẻ link trên các trang khác).
3. Các yếu tố cơ bản On-page: Để tối ưu on-page tốt chúng ta nên chú trọng các yếu tố cơ bản như tiêu đề, URL, liên kết nội bộ… các yếu tố này sẽ tạo ra 1 bước tiến lớn trong việc thực hiện tối ưu tốt phần on-page
4. Kinh nghiệm người dùng: Khả năng sử dụng, giao diện người dùng và kinh nghiệm chung được cung cấp bởi một trang web ảnh hưởng mạnh mẽ đến các liên kết và trích dẫn cũng như là tỷ lệ trao đổi và tỷ lệ lưu lượng truy cập ghé thăm trang web của bạn.
5. Marketing: Có thể nói rằng “1 nội dung tốt cũng không thể thay thế cho một chiến lược marketing tuyệt vời .” Nếu bạn có chiến dịch marketing hiệu quả thì khả năng thu hút các liên kết sẽ nhiều hơn so với những gì nội dung mang lại. Mặc dù điều này có vẻ không công bằng nhưng nó lại là một nguyên tắc bất di bất dịch đã làm trong vài trăm năm qua. Khả năng lan truyền ngôn ngữ rất quan trọng nó có thể biến từ sức đẩy sang lực hút tạo hiệu ứng rất mạnh mẽ.
6. Tối ưu hóa on-page nâng cao 1 cách triệt để: Nếu bạn áp dụng tất cả các tiêu chuẩn về on-page như đã trình bày ở trên 1 cách chi tiết chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn đó.
Theo Trí Tuệ Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo